Chế độ ăn cho người bị viêm xương khớp – Thoái hóa khớp
Xương khớp cũng như cơ thể, cần được nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ và cung cấp đầy đủ những dinh dưỡng cần thiết để nó luôn khỏe mạnh phục vụ quá trình vận động của con người. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trong trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong việc điều trị bệnh. Chế độ dinh dưỡng tốt có thể giúp xương khớp luôn chắc khỏe và dẻo dai tránh được những tình trạng bệnh thoái hóa khớp và các bệnh về xương khớp.
NÊN ĂN GÌ CHO XƯƠNG KHỚP
Trái cây và rau củ: Không chỉ có lợi cho xương khớp, trái cây và rau củ là nguồn dưỡng chất lý tưởng dành cho sức khỏe của tất cả chúng ta. Trong rau củ quả chứa các chất chống oxy hóa giúp giảm viêm hiệu quả, thế nên người bị thoái hóa khớp nên tăng cường nhóm thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
Thêm vào đó, rau quả còn là nguồn chất xơ dồi dào giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru hơn và giảm cơn thèm ăn, từ đó hỗ trợ việc giảm cân của bạn diễn ra thuận lợi hơn. Và những loại trái cây và rau quả đặc biệt giàu chất chống oxy hóa chống viêm là trái cây mọng nước, trái cây có múi, đu đủ, bông cải xanh, cải bắp, cà rốt, bí ngô…
Trái cây và rau củ bạn có thể ăn mỗi ngày với lượng tương đương một chén (bát) đầy (ví dụ: một củ khoai tây trung bình, một quả cà chua lớn, một trái bắp to). Nhưng cần thay đổi loại trái cây và rau củ cho từng bữa ăn để kích thích vị giác và không bị “ngán”.
Các hạt ngũ cốc: Một trong những đáp án trả lời cho câu hỏi bị thoái hóa khớp nên ăn gì chính là ngũ cốc. Các loại hạt ngũ cốc như đậu nành, ngô, lúa mì, yến mạch… là những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm chậm quá trình oxy hóa. Khoa học cũng đã chứng minh rằng, các loại hạt ngũ cốc có thể làm giảm nồng độ protein có tên gọi là C – reactive trong máu, qua đó làm giảm các triệu chứng sưng, viêm. Hãy cố gắng ăn 3 lạng ngũ cốc mỗi ngày để chăm sóc sức khỏe xương khớp và ngăn ngừa tình trạng viêm tiến triển.
Sữa: Sữa và các chế phẩm từ sữa rất giàu vitamin D, giúp tăng cường mật độ xương, làm cho xương chắc khỏe và điều này dĩ nhiên rất có lợi cho người bệnh viêm khớp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa nồng độ vitamin D thấp với nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp đồng thời cũng có sợi dây liên kết giữa bệnh thoái hóa khớp và loãng xương.
Protein: Chất đạm là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho hệ xương khớp khỏe mạnh, nhưng thách thức là cần phải chọn đúng nguồn đạm mà cơ thể cần. Các loại thịt đỏ có thể chứa nhiều chất đạm nhưng lại có quá nhiều chất béo bão hòa góp phần làm gia tăng tình trạng viêm. Thay vào đó, chọn nguồn protein đến từ thực vật có trong các loại đậu và hạt sẽ tốt hơn cho người bệnh khớp.
Axit béo:Thực phẩm giàu axit béo Omega-3 cũng là đáp an nhanh trả lời cho câu hỏi thoái hóa khớp nên ăn gì. Axit béo Omega-3 được tìm thấy nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu…, có thể giảm tình trạng viêm ở khớp đồng thời ngăn ngừa nguy cơ cơ mắc các bệnh lý tim mạch cho người đang bị thoái hóa khớp.
NÊN HẠN CHẾ ĂN GÌ CHO XƯƠNG KHỚP
Kiêng muối và đường: Muối và đường là 2 loại gia vị được sử dụng phổ biến trong việc chế biến thức ăn, đồ uống hàng ngày. Tuy nhiên, với những người bệnh xương khớp thì nên hạn chế sử dụng 2 loại gia vị này. Nguyên nhân là do muối và đường có thể ngăn chặn khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, làm tăng các triệu chứng viêm khớp.
Người bệnh xương khớp cũng nên hạn chế ăn bánh kẹo, thức ăn ngọt vì có thể làm tăng lipid máu.
Chất béo bão hòa: Thịt mỡ, thịt đỏ, nội tạng, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ là những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa sẽ kích thích phản ứng sưng tấy ở mặt trong bao khớp khiến người bệnh có cảm giác đau nhiều hơn. Ngoài ra, chất béo bão hòa còn gây thừa cân, béo phì, làm tăng gánh nặng cho các khớp xương.
Bột mì, đồ nếp: Người bệnh xương khớp cần hạn chế sử dụng bột mì và các thực phẩm chế biến từ bột mì như: bánh mì, bánh rán… Bột mì có thể làm cho tình trạng bệnh xương khớp trở nên nặng hơn. Ngoài ra, các món ăn làm từ nếp như xôi, chè… cũng dễ gây sưng tấy.
Kiêng bia rượu và các thuốc lá: Sử dụng các loại chất kích thích như: bia rượu hay hút thuốc lá đồng nghĩa với việc bạn đang nạp vào cơ thể vô số các chất độc hại. Chúng không chỉ khiến tình trạng bệnh xương khớp nghiêm trọng hơn mà còn làm tổn thương bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể.
Thịt gà: Nhiều người băn khoăn không biết bị đau khớp có ăn được thịt gà không? Câu trả lời là bị viêm khớp, gút hay thoái hóa khớp vẫn có thể ăn thịt gà, nhưng không nên ăn da gà mà chỉ nên ăn phần thịt nạc ở ức và đùi. Bên cạnh đó, người mắc bệnh về khớp ăn thịt gà luộc hoặc thịt gà hấp là tốt nhất và mỗi ngày không ăn quá 150mg.
Măng: Măng chứa Cyanide – Chất dễ chuyển thành Acid Cyanhydric gây trở ngại cho việc lưu thông Oxy trong máu khiến tình trạng đau nhức gia tăng. Do đó, người bị viêm khớp và đau nhức xương khớp không nên ăn thực phẩm này.
Rau muống: Các chuyên gia dinh dưỡng lý giải, rau muống chứa nhiều Purin – Chất gây phản ứng viêm trong cơ thể. Vậy nên, người đang bị viêm khớp và gút không nên ăn rau muống vì sẽ làm gia tăng cơ đau khớp.