Thành phần dược liệu có trong Phong Tê Thấp – HTP

Thành phần dược liệu có trong Phong Tê Thấp – HTP

1. DÂY ĐAU XƯƠNG

Trong Đông y: Dây đau xương là dược liệu có vị đắng, tính mát. Đây là vị dược liệu dùng để chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương khớp, còn được dùng làm thuốc bổ, hoạt huyết, giúp lợi gân cốt.

Theo khoa học đã tìm ra thành phần hóa học chủ yếu của cây Đau xương là Alkaloid, một Acid Amin có tác dụng giảm đau, gây tê, chống viêm, trị dịch khớp. Chất này có tác dụng dược lý đặc thù. Đặc biệt là đối với hệ thần kinh để chống viêm và giảm đau do thoái hóa, đặc biệt tốt cho người bị đau xương khớp.

2. HOẮC HƯƠNG

Trong Đông y:  Hoắc hương là dược liệu có vị cay, tính ôn. Chủ trị: Đây là vị thuốc dùng để trị vào trực tiếp ổ khớp, trị dịch viêm do trường hợp bị nhiễm khuẩn, lành nhanh vết thương, tốt cho tiêu hóa, dạ dày, dễ ngủ.

Y học hiện đại: trong hoắc hương chứa phần lớn tinh dầu, Những hợp chất này có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả, ức chế các loại nấm gây bệnh như Leptospirosis, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn,… Đồng thời, tinh dầu hoắc hương cũng có khả năng làm tăng dịch tiết dạ dày, đẩy mạnh chức năng tiêu hóa, giảm căng thẳng…

3. CỐT TOÁI BỔ 

Theo Y học cổ truyền, Cốt toái bổ là dược liệu có vị đắng, tính ôn có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, hành huyết, phá ứ, cầm máu, khu phong, trừ thấp và giảm đau. Đồng thời, chữa các chứng thận hư suy giảm chức năng nội tiết, tiêu chảy kéo dài, trị chấn thương và bong gân tụ máu.

Y học hiện đại: Giảm đau, an thần. Hạ lượng lipid trong máu, hỗ trợ phòng ngừa xơ vữa động mạch hiệu quả. Hỗ trợ tăng cường sự hấp thu canxi, photpho giúp làm nhanh lành các vết thương ở xương, bổ xương khớp.

Thành phần dược liệu tự nhiên giúp trị tràn dịch khớp, tê bì chân tay, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp

 

4. MẬT NHÂN 

Mật nhân là dược liệu có tính mát, vị đắng, có tác dụng chính tới can và thận, bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư, gân xương đau nhức.

Y khoa hiện đại: với các hoạt chất như: Alkaloid, quassinoid, hợp chất triterpen: niloticin… được nghiên cứu rất tốt cho 2 kinh can và thận. Tăng cường sức khỏe cơ thể, sức khỏe sinh lý cho nam giới, Giảm căng thẳng, bảo vệ gan, điều trị bệnh xương khớp, đào thải axit uric cho những trường hợp viêm dịch khớp do GÚT.

5. CỎ XƯỚC 

Cây cỏ xước là dược liệu có vị đắng, hơi chua, tính mát.

Theo Đông Y: tác dụng mạnh gân xương, bổ can thận, thường được dùng để chữa phong thấp tê mỏi, cước khí, ngã sưng đau, điều trị bệnh thoái hóa khớp xương và những chứng bệnh liên quan đến khớp xương, bệnh Gout.

Theo y học hiện đại: Dựa trên những tác dụng dược lý của cỏ xước, các nhà nghiên cứu đã chiết xuất rễ cỏ xước vào một số loại thuốc Tây y với công dụng trị bệnh về gan, thận. Đồng thời, giúp cân bằng cholesterol trong cơ thể.

phong te thap tri tran dich khop

6. HOÀI SƠN 

Theo đông y, Hoài sơn là dược liệu có vị ngọt tính bình quy kinh tỳ phế thận, công năng là Ích khí, bổ tỳ âm, vị âm, phế âm, thận âm, sinh tân chỉ khát, bình suyễn, sáp tinh. Vị thuốc Hoài sơn thường được sử dụng trong các trường hợp nguyên khí hao tổn, suy nhược cơ thể, suy giảm chức năng thận, phế, tiêu hóa kém, tiểu đường typ 2…

Theo khoa học hiện đại, thành phần hóa học chính của Hoài sơn bao gồm tinh bột 63,25%, protid 6,75% và glucid 0,45%. Ngoài ra gần đây các nhà nghiên cứu Nhật Bản còn tìm ra hoạt chất mới Mucin và một số chất khác như allantoin, axit amin, acginin, cholin và saponin có nhân sterol. Các thành phần chính của Hoài sơn đều có tác dụng bồi bổ, cung cấp dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

7. BÔNG MÃ ĐỀ

Mã đề là dược liệu có tính hàn, vị ngọt, không độc. Có tác dụng lợi tiểu, thanh phế can, trừ phong nhiệt, thẩm thấp khí trong bàng quang, ho, trừ đờm, giúp sáng mắt, bồi bổ cơ thể, tốt cho thận xương khớp.

Trong lá cây mã đề rất giàu canxi và vitamin rất tốt cho cơ thể, tốt cho những bệnh nhân mắc những căn bệnh về khớp mãn tính, đã dùng nhiều thuốc tây ảnh hưởng đến gan thận.

8. THẢO QUYẾT MINH

Tên gọi khác: Muồng lạc, muồng ngủ, muồng nguồng, đậu ma, muồng hòe…

Theo đông y: Thảo quyết minh tươi có vị nhạt, hơi đắng. Dược liệu sao rồi có vị đắng, ngọt, hơi mặn, tính bình vào hai kinh can và thận. Có tác dụng thanh can, ích thận, khử phong, sáng mắt, nhuận tràng, bổ xương khớp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *