Những dấu hiệu ban đầu của Bệnh Gút thường gặp phải

Dấu hiệu ban đầu của bệnh gút , sưng đau, sưng tấy các khớp, cơn đau gút cấp gây khó chịu cho người bệnh.Gan, tim, thịt động vật, tôm, cá, hải sản, v.v… vốn là những món khoái khẩu của cánh mày râu trên bàn nhậu, hay thậm chí là trong các bữa ăn gia đình hàng ngày.

Đây chính là nguyên nhân có tới 95% các trường hợp bệnh nhân gout là nam giới, trong khi phần còn lại hầu hết là phụ nữ tuổi mãn kinh.

Điều này chứng minh rằng “ăn gì, chưa hẳn đã… bổ nấy”. Với số lượng bệnh nhân gút không ngừng tăng như hiện nay, đây không chỉ còn là “bệnh của người giàu”. Nhận biết sớm các dấu hiệu của căn bệnh này sẽ giúp bạn có biện pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả.

1. Bệnh gút là gì?

GOUT hay GÚT là một bệnh về rối loạn chuyển hóa trong cơ thể (tăng sản xuất hoặc giảm đào thải axit uric trong máu). Theo Y học hiện đại, nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là sự lắng đọng các tinh thể muối urate natri tại các khớp, tim, thận, v.v… gây ra các triệu chứng đau, sưng tấy vô cùng khó chịu. Y học cổ truyền gọi đây là bệnh “thống phong”.

Dấu hiệu ban đầu của bệnh gút

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là sự lắng đọng các tinh thể muối urate natri tại các khớp, tim, thận, v.v…)

2. Dấu hiệu ban đầu của bệnh gút

  • Dấu hiệu ban đầu của bệnh gút rất đặc trưng, dễ nhận biết. Điển hình là những cơn đau gout cấp, khởi phát vào thời điểm nửa đêm hoặc gần sáng.
  • Các khớp chi dưới, đặc biệt là vị trí ngón chân cái thường xuất hiện cơn đau đầu tiên (70%) kèm theo sưng tấy, nóng, đỏ mọng, cơn đau tới đột ngột và rất khó chịu.
  • Triệu chứng này gọi là pogadra, chỉ cần có vật gì chạm nhẹ vào vết sưng cũng khiến bệnh nhân có cảm giác đau đớn dữ dội. Các vị trí đau tiếp theo là khớp cổ chân, bàn chân, khớp gối, bàn tay, các ngón tay hoặc các khớp khác.
  • Dấu hiệu ban đầu của bệnh gút sẽ gây ra những cơn đau này thường kéo dài vài giờ, sau đó hết đau, các triệu chứng khác cũng giảm dần trong 2 ngày đến 1 tuần sau đó.
  • Di chứng để lại là lớp da bị bong tróc, ngứa xung quanh khớp bị đau, tím đỏ như nhiễm trùng.
  • Trong một số trường hợp khác, dấu hiệu ban đầu của bệnh gút không xảy ra rõ rệt, chỉ xuất hiện các u cục tại các khớp ngón tay, khuỷu tay, ngón chân, đầu gối, v.v…  kèm theo cảm giác đau nhẹ. Chính điều này khiến nhiều bệnh nhân tự chẩn đoán sai là “bong gân”, dù không hề có hoạt động thể thao, làm việc nặng hoặc vận động mạnh.
  • Ngoài các cơn đau khớp, một số dấu hiệu ban đầu của bệnh gút đi kèm là sốt, khó cử động, cơ thể lạnh run.
  • Cơn đau gút thứ hai sẽ xuất hiện trong vài tháng cho đến khoảng 2 năm sau. Trong thời gian này, nếu không được kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhiều bệnh nhân sẽ tưởng rằng đã khỏi bệnh.

Dấu hiệu ban đầu của bệnh gút là gì

Các khớp chi dưới, đặc biệt là vị trí ngón chân cái thường xuất hiện cơn đau đầu tiên.

3. Một số câu hỏi thường gặp về bệnh gút

3.1 Bệnh gút có nguy hiểm không?

Gout là bệnh nguy hiểm. Dấu hiệu ban đầu của bệnh gút là những cơn đau khớp cấp do gout thường không kéo dài hoặc xuất hiện thường xuyên. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm và đúng cách, triệu chứng đau sẽ khởi phát thường xuyên hơn, kéo dài hơn, khó chữa và trở thành nỗi kinh hoàng cho các bệnh nhân gout. Đồng thời, bệnh gout mãn tính có thể gây ra các biến chứng cực kỳ nguy hiểm như viêm đa khớp, cứng khớp, biến dạng khớp, sỏi hệ tiết niệu, sỏi thân hoặc thậm chí là tàn phế.

3.2 Bệnh gút có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bệnh gút có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị sớm, do đó cần phát hiện sớm bệnh gút bằng việc nhận biết được dấu hiệu ban đầu của bệnh gút, từ đó chữa trị bằng cách phục hồi các rối loạn chuyển hóa và làm tan các tinh thể muối urat lắng đọng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải duy trì được chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để tránh bệnh tái phát.

3.3 Nhận biết dấu hiệu ban đầu của bệnh gút và điều trị bệnh gout ở đâu?

Khi xuất hiện các dấu hiệu ban đầu của bệnh gút, bệnh nhân nên tới ngay các chuyên khoa xương khớp của bệnh viện uy tín như bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Quân y 108, v.v… để thực hiện các xét nghiệm cần thiết, trong đó quan trọng nhất là xét nghiệm đo chỉ số axit uric nhằm xác định rõ tình trạng bệnh, từ đó các bác sỹ sẽ đưa ra ra phác đồ điều trị phù hợp.

3.4 Tôi bị đau hai khớp gối, có người nói bị gout, có người khác lại nói là thấp khớp. Phân biệt triệu chứng hai bệnh này như thế nào?

Dấu hiệu ban đầu của bệnh gút và bệnh viêm khớp dạng thấp hoàn toàn có thể phân biệt rõ ràng. Gút thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên ( từ 40 – 60 tuổi) hoặc phụ nữ tuổi mãn kinh, trong khi đó, viêm khớp dạng thấp là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ trung niên.

Các cơn đau do Gout thường khởi phát vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng, với các vị trí không đối xứng (một khớp bàn chân, cổ chân hoặc ngón chân cái, v.v…), kèm theo sưng tấy, nóng, đỏ mọng và cơn đau rất dữ dội. Ngược lại, đau do viêm khớp dạng thấp lại thường đối xứng ở 2 khớp đầu gối, bàn tay, ngón tay, v.v…

4. Biến chứng của bệnh

Nếu bệnh nhân chủ quan không đi khám sớm có nguy cơ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Biến chứng do bệnh gout gây ra:

  • Bệnh tái phát nhiều lần: sau khi được chữa trị khỏi, bệnh vẫn có khả năng tái diễn và khiến bệnh nhân đau đớn. Nếu như bệnh không được kiểm soát sớm chúng có khả năng phá hủy khớp của bệnh nhân.

  • Bệnh phát triển tạo ra các cục tophi bên trong khớp: do bệnh chưa được chữa trị dứt điểm, có thể quan sát được những hạt tophi xuất hiện trên sụn vành tai, khuỷu tay, ngón chân,… làm cứng khớp và sưng khớp gây nên biến dạng, giảm khả năng vận động khớp.

  • Sỏi thận: nếu tích trữ quá nhiều tinh thể urat sẽ làm tổn hại đến thận của người bệnh, tích trữ tại thận và tạo ra sỏi đường tiết niệu.

5. Kết luận

Bệnh gút là một bệnh lý viêm khớp gây ra các cơn đau dữ dội và sưng tấy đột ngột ở các khớp, thường gặp nhất ở ngón chân cái. Việc phát hiện sớm dấu hiệu ban đầu của bệnh gút và điều trị là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc điều trị sớm bệnh gút có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa các cơn gút cấp và giảm nguy cơ biến chứng.

Xem thêm:

Vui lòng liên hệ trực tiếp nhà thuốc Hà Thống Phong để được tư vấn cụ thể về cách dùng và nên làm gì khi có dịch khớp: 0969.819.586

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *